Thủ tục thông quan như thể nào? Và mất bao lâu để hàng từ Mỹ về đến Việt Nam?
Gỗ tự nhiên là mặt hàng khi nhập khẩu về nước phải tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật trước khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ tại cơ quan hải quan. Theo đó, các bước thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật
Gỗ sau khi vận chuyển về đến cảng, chủ hàng cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật. Quy trình thực hiện như sau:
1. Với những doanh nghiệp lần đầu tiên đăng ký kiểm dịch thực vật trên hệ thống một cửa Quốc gia, doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản tại địa chỉ: http://www.vnsw.gov.vn/
2. Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và truyền bộ hồ sơ lên hệ thống. Sau khi nộp hồ sơ thì đợi phản hồi từ hệ thống.
Bộ hồ sơ gồm:
- Giấy đăng ký theo form trên hệ thống, đính kèm chứng thư kiểm dịch gốc (Phytosanitary).
- Giấy phép kiểm dịch (nếu có)
- Vận đơn
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói.
3. Doanh nghiệp nộp hồ hồ sơ giấy cho cơ quan kiểm dịch. Bộ hồ sơ chuẩn bị tương tự như bộ hồ sơ truyền lên hệ thống ở mục 2. Tuy nhiên, chứng từ kiểm dịch trong bộ hồ sơ này phải là bản gốc của nước xuất khẩu gỗ.
4. Tiến hành kiểm dịch hàng hóa tại cảng: Doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch để cán bộ kiểm dịch đến kiểm tra hàng tại cảng. Tiếp đó, doanh nghiệp chờ kết quả kiểm dịch được phản hồi trên hệ thống. Cuối cùng, khi có kết quả, doanh nghiệp in kết quả kiểm dịch và nộp cho hải quan cùng bộ hồ sơ thông quan.
Tuy 4 khâu này khá dễ hiểu, nhưng khi thực hiện lại rất phức tạp. Do đó, nếu không có kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu gỗ, doanh nghiệp không nên tự thực hiện. Thay vào đó, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan được nhiều đơn vị Logistics cung cấp hiện nay.
Bước 2: Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu
Sau khi lô hàng nhập khẩu có kết quả kiểm dịch, bạn thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên như bình thường.
Bộ hồ sơ dùng để thông quan hàng hóa cần chuẩn bị gồm những chứng từ sau:
- Chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chuyên trách
- Tờ khai hải quan in từ phần mềm hệ thống
- Hợp đồng mua bán
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn
- Phiếu đóng hàng
- Các giấy tờ đi kèm khác, ví dụ như 1 list các loại gỗ nhập gồm tên, kích thước, đặc tính, v.v…
Cụ thể, tại Điều 7 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chi tiết về hồ sơ nhập khẩu gỗ. Theo đó, khi làm thủ tục Hải quan, ngoài bộ hồ sơ Hải quan nhập khẩu thì chủ hàng phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:
- Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Một trong các tài liệu sau:
- Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
- Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;
- Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ cần xuống cảng và thực hiện đổi lệnh để chuyển hàng về.
Đối với lô hàng chịu thuế phải hoàn thành các khoản thuế phải nộp trước khi nhận hàng.
Các bước cơ bản khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên, nhập khẩu gỗ Mỹ về Việt Nam